Nguyên nhân và giải pháp chữa trị bệnh tiêu chảy ở chó

<" width="1200" height="675" frameborder="0" webkitallowfullscreen mozallowfullscreen allowfullscreen onload="updateVideoSize();">

Đối với những người yêu thương chó, chắc hẳn ai cũng muốn các bé yêu của mình luôn trong tình trạng sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu các nguyên nhân và phương pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh tiêu chảy ở chó đơn giản và ít tốn kém nhất nhé.


Bệnh tiêu chảy ở chó không những gây khá nhiều phiền toái cho chủ mà còn có thể gây tử vong, đặc biệt ở chó con

Đầu tiên, việc quan trong nhất mà bạn nên biết đó là tiêu chảy ở chó có thể xảy ra ở nhiều dạng khác nhau. Phân của các bé có thể biến dạng từ mềm hơn bình thường cho đến chảy nước. Những triệu chứng khác cũng có thể xảy ra như đi nặng đau đớn, xì hơi bất thường, mùi cơ thể lạ hay phân có chất nhầy. Những trường hợp tiêu chảy này cũng khá ít xảy ra, tuy nhiên lại cần các phương pháp chữa trị đặc biệt hơn.

Ngoài ra, tiêu chảy ra máu kết hợp với căng thẳng liên tục có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các chú cún, đặc biệt là những bé còn nhỏ. Do đó, bạn cần hành động ngay để có thể tránh được những kết cục không tốt đối với bé ở nhà nhé.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở chó

Do có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, việc chuẩn bị trước và cho các bé đi khám ngay sau khi phát hiện bệnh sẽ bảo đảm sức khỏe các bé tốt nhất. Sau đây là những nguyên nhân chính và thường gặp gây tiêu chảy ở chó:

+ Vi khuẩn Parvovirus: Các triệu chứng kèm theo bao gồm nóng sốt, nôn mửa, tiêu chảy đặc biệt ở chó con. Xét nghiệm kháng nguyên sẽ có thể dùng để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng này.

+ Kí sinh trùng ở chó: Bao gồm giun đũa, giun móc, giun đũa, Coccidia, Giardia, sán dây. Một đợt kiểm tra phân sẽ làm rõ vấn đề này.

+ Vi khuẩn ở chó: Một số vi khuẩn gây tiêu chảy ở chó bao gồm Clostridium perfringens, E. coli, Salmonella, Campylobacter, Xoắn khuẩn. Kiểm tra phân cũng sẽ dễ dàng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột này.

+ Thực phẩm không phù hợp: Dù khá khó kiểm soát, các bé cún có thể ăn gần như mọi thứ từ phân các loại động vật khác cho đến các món trang trí, đặc biệt là rác. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tiêu chảy này.


Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tiêu chảy ở chó bao gồm phân lỏng và đổi màu, chán ăn, mệt mỏi, nóng sốt…

Bệnh tiêu chảy khi kết hợp với nôn mửa có thể là dấu hiệu của việc tổn thương đường ruột và hệ thống dạ dày nghiêm trọng, thậm chí có thể phải cần đến việc giải phẫu nữa đấy! Ngoài ra, một số triệu chứng như yếu cơ, đau đớn, nôn mửa hoặc dễ bị kích động cũng là những yếu tố mà bạn cần theo dõi bé cún liên tục trong thời gian này.

Nguyên tắc điều trị tại nhà

Nếu các bé cún trưởng thành hoặc hơn 9 tháng tuổi chỉ mắc bệnh tiêu chảy thông thường, các bạn có thể chăm sóc các bé tại nhà theo một số nguyên tắc sau đây:

+ Tạm thời ngưng cho chó ăn trong 48h.

+ Bù, cung cấp nước và điện giải nếu con vật mất nước do nôn và tiêu chảy bằng cách truyền dịch vào mạch máu: Dùng dung dịch truyền Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày, truyền chậm tĩnh mạch (35-40 giọt/phút) hoặc dùng oresol hòa nước cho uống kết hợp thuốc trợ tim và Vitamin C.

+ Cung cấp năng lượng: glucose 5% hoặc 10% hoặc 30%. Amino acid: liều theo chỉ dẫn cảu nhà sản xuất.

+ Dùng thuốc chống nôn

+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột: Phospholugel: 1 gói/ngày.


Việc ăn thực phẩm không phù hợp được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tiêu chảy ở chó

Khi nào cần đến bác sĩ?

Việc tìm đến sự tư vấn của phòng khám hoặc bác sĩ thú y luôn là giải pháp tốt nhất nếu bé cún của bạn đang mắc chứng tiêu chảy. Các bác sĩ sẽ có cái nhìn khái quát hơn về thể trạng cũng như kiểm tra phân chi tiết để xác định chính xác nguyên nhân lẫn hướng điều trị tốt nhất.


Hãy đến bác sĩ ngay để có thể khám tổng quát hơn tình trạng bệnh của các bé, từ đó có phương pháp chữa trị hợp lý hơn

Do một số loại kí sinh trùng và vi khuẩn cũng có thể gây tiêu chảy cho người, do đó bạn cũng nên cho các bé đi khám thường xuyên hơn. Đặc biệt, chứng tiêu chảy có kèm những dấu hiệu lạ như đã nhắc ở trên, bạn nên mang các bé cún đến phòng khám để được chữa trị ngay (chó con thì bắt buộc phải khám ở phòng khám nhé).