Nhận biết và phòng ngừa các bệnh lây nhiễm giữa người và chó

<" width="1200" height="675" frameborder="0" webkitallowfullscreen mozallowfullscreen allowfullscreen onload="updateVideoSize();">

Khi nuôi chó trong nhà và đặc biệt ở những gia đình có con nhỏ, việc tìm hiểu và phòng ngừa những bệnh có thể lây lan giữa người và chó rất cần thiết cho tất cả mọi thành viên trong gia đình, kể cả các bé cún. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu sơ lược các bệnh có khả năng lây từ người sang chó và ngược lại, cũng như cách phòng ngừa những căn bệnh quái ác này nhé.


Có khá nhiều bệnh có khả năng lây truyền từ các chú cún sang con người khá dễ dàng mà bạn không hề hay biết đấy

Bệnh dại

Đây vẫn là một mối đe dọa trên toàn cầu đối với cả các loài động vật lẫn con người, và căn bệnh này luôn gây tử vong ở mọi trường hợp. Nguồn gốc của bệnh dại này bắt nguồn từ các loài động vật hoang dã như chồn hôi, chuột, chồn, cáo, dơi…Con người, chó, mèo đều có thể mắc bệnh dại nếu bị cắn bởi những động vật có virus dại (gần như tất cả đều có).


Việc tiêm phòng bệnh dại cho thú cưng là hành động bảo vệ cả bạn lẫn các thành viên gia đình nhỏ bé này

Tiêm phòng bệnh dại là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với bất kì gia đình nào có thú nuôi. Chúng giúp bảo vệ sức khỏe và mạng sống của các bé yêu trong nhà của bạn (hầu hết các quốc gia đều có luật riêng cho điều khoản này). Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn có thể tự tin vào sức đề kháng của các chú cún sau khi bị động vật khác cắn nhé. Vết thương hở dù lớn hay nhỏ đều phải được rửa sạch và băng bó kĩ, nếu được cũng có thể nhờ đến bác sĩ xem qua mức ảnh hưởng của vết thương càng sớm càng tốt.

Bệnh trùng xoắn

Trùng xoắn là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở cả động vật và con người gây ra bởi loại vi khuẩn mang tên Leptospira. Bệnh xâm nhập qua vết thương hở trên da hoặc các màng nhầy khác (miệng, mắt).
Một số chú chó mắc bệnh trùng xoắn lại không thể hiện dấu hiệu bệnh nào. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt, trầm cảm, thờ ơ, loét nướu răng, ăn mất ngon và hemoglobinuria (nước tiểu có màu đen hoặc đỏ như máu). Nhiễm trùng có thể gây tổn hại đến gan và thận.


Việc cho các bé chơi tự do ở các khu nước không sạch sẽ dễ dàng tăng nguy cơ nhiễm trùng xoắn

Đối với người, một số trường hợp dịch bệnh bùng phát thường là sau khi chơi đùa hoặc bơi lội trong vùng nước nhiễm lepto. Khi tham gia vào các môn thể thao dưới nước, lưu ý không nên uống các loại nước ở ao, hồ và nước sông. Đây cũng là điều cần thiết và tốt cho sức khỏe của các chú chó đấy. Hãy mang theo nước sạch dành cho các bé mỗi khi đi chơi xa nhé.

Các loại thuốc tiêm ngừa chủng Lepto đều có sẵn, hãy hỏi bác sĩ thú y của bạn về việc tiêm ngừa loại bệnh này nhé.

Vi khuẩn đường ruột

Salmonella, Campylobacter, Escherichia Coli, Brachyspira Pilosicoli - Những vi khuẩn này được tìm thấy trong đường ruột và có thể được truyền từ chó đến con người. Chó mang các vi sinh vật có thể không hiển thị bất kỳ dấu hiệu của bệnh tật, hoặc họ có thể có những triệu chứng bao gồm sốt, hôn mê, nôn mửa và tiêu chảy. Chó mang mầm bệnh này thường không có dấu hiệu bất thường nào, hoặc có thể có một số triệu chứng nhẹ như sốt, hôn mê, nôn mửa, tiêu chảy.


Hãy nhanh chóng thu gọn “bãi chiến trường” của các bé cún để đảm bảo sức khỏe cho mình và các bé nhé

Salmonella và Campylobacter được biết là vi khuẩn gây bệnh ở người, trong khi các sinh vật khác như Brachyspira pilosicoli, mặc dù thường thấy ở các nước đang phát triển hơn vẫn có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng là bằng cách thực hiện thói quen vệ sinh tốt. Đừng tập cho các bé cún của bạn liếm môi hoặc miệng của mình. Rửa tay thật kỹ nếu bạn tiếp xúc với phân động vật hoặc chạm vào bất cứ nơi nào xung quanh khu vực trực tràng của động vật (cơ quan sinh dục lẫn hậu môn nhé). Nếu không thể rửa tay ngay được, một số loại dung dịch rửa tay cũng có thể tạm thời dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn này.

Ký sinh trùng đường ruột

Ngoài vi khuẩn gây bệnh, phân chó còn là một nơi chứa khá nhiều ký sinh trùng khác nhau, bao gồm giun đũa, giun móc, giun dẹp và Giardia. Chó có thể bị lây nhiễm các ký sinh trùng này khi ăn phải phân hoặc khu đất bị nhiễm phân.

Phòng ngừa là biện pháp an toàn và tốt nhất đối với trường hợp này. Rửa tay thường xuyên và chắc chắn rằng con bạn phải biết tự động rửa tay sau khi chơi và không được nghịch cát bẩn, đặc biệt là ở công viên hay khu vui chơi chung. Các loại cát này cũng có thể đã nhiễm khá nhiều trứng kí sinh trùng từ các động vật gần đó đấy.

Bên cạnh đó, việc hạn chế đi chân không ngoài trời cũng giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh giun móc xâm nhập vào da của bạn. Đối với các bé cún, hãy đến các phòng khám thú y để kiểm tra mỗi năm 2 lần. Ngoài ra, sau khi các bé đi ngoài, hãy nhớ dọn phân từ sân vườn, khu đất và bãi cát càng sớm càng tốt để tránh kí sinh trùng sinh sôi nhé.

Đặc biệt, các bạn có thể sử dụng các sản phẩm chống rận để tránh viêm nhiễm sán dây cho các chú cún. Hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ thú y để được tư vấn cách thực hiện tốt nhất.

Vảy nến (Ringworm)

Vảy nến (hay còn gọi là ringworm, nấm ngoài da, Ecpet…) là một bệnh do nấm ảnh hưởng đến bề mặt da, và bệnh này đặc biệt có thể được truyền từ chó sang người. Bệnh này xảy ra thường xuyên nhất là ở chó và mèo con, tuy nhiên gần như tất cả độ tuổi nào cũng có thể mắc phải.


Những biểu hiện ban đầu của bệnh vảy nến ở chó có thể dễ dàng phát hiện và ngăn ngừa sớm

Một số chú cún không có dấu hiệu nhiễm trùng, trong khi số khác lại có các triệu chứng điển hình như rụng lông, phát ban, da cứng giòn hoặc có vảy. Khi con người bị nhiễm bệnh, họ thường nổi mẩn đỏ một vùng da tròn, không có lông và thường rất ngứa (chó cũng tương tự!).

Phương pháp điều trị tại chỗ cho vật nuôi bao gồm dầu gội với trộn với lime sulfur, miconazole, hoặc ketoconazole (các bạn nên tìm đến các bác sĩ để mua các thành phần này nhé). Thuốc uống sẽ được áp dụng nếu bị nhiễm trùng toàn thân