Những điều chủ nuôi cần biết về dị ứng ở chó

<

Không chỉ xảy ra ở người, ngay cả các chú cún từ lớn đến nhỏ của các gia đình trên khắp thế giới cũng có thể mắc chứng dị ứng. Là một vấn đề khá mới lạ đối với phần lớn các chủ nuôi chó, hãy cùng bài viết tìm hiểu một số điều mà bạn có thể vẫn chưa biết về hiện tượng dị ứng ở chó nhé.


Cũng giống con người, các chú chó vẫn có thể dị ứng với một vài thứ trong môi trường sống xung quanh

Yếu tố gây dị ứng ở chó

Cho dù là người hay thú nuôi – đặc biệt là chó, thủ phạm chung của tình trạng dị ứng chính là hệ miễn dịch quá “nhạy”. Hệ miễn dịch được thiết kế nhằm bảo vệ chúng ta, tuy nhiên mỗi khi chúng nhẫm lẫn những yếu tố không gây hại bên ngoài (chất gây dị ứng), phản ứng dị ứng sẽ xảy ra. Ví dụ, nếu chú chó của bạn đi qua đồng cỏ lúa mạch hay một số loại hoa nhiều phấn và hệ miễn dịch xem chúng là các thành phần nguy hiểm, cơ thể các bé sẽ tự động phản ứng lại.

Liệu một số giống chó có dễ dị ứng hơn các giống khác?

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy chứng dị ứng da (do dị nguyên môi trường) thường xảy ra ở giống Golden Retriever (chó lông vàng) và German Shepherd (chó chăn cừu Đức). Trong một nghiên cứu được đăng ở tờ "Veterinary Dermatology” vào năm 2010 đã cho thấy, sự nhạy cảm về dị ứng giữa các giống có sự khác nhau theo từng khu vực địa lý.

Phương pháp nhận biết dị ứng ở chó

Ngứa dĩ nhiên là dấu hiệu cơ bản nhất của chứng dị ứng. Và dĩ nhiên – các bé sẽ gãi nhiều hơn bình thường bằng nhiều cách khác nhau như liếm, cắn hoặc dùng chân gãi chỗ ngứa đó (có thể gây trầy xước da). Các khu vực thường bị nhất là mặt, tai, chân, bụng, nách.


Bệnh dị ứng ở chó có thể dễ dàng nhận biết qua hành động ngứa và gãi quá độ của các bé

Những thứ gây tình trạng dị ứng thường gặp nhất

Chất gây dị ứng trong môi trường bên ngoài thường gặp nhất bao gồm: bụi bặm, bọ chét, nấm mốc, phấn hoa từ cỏ, cỏ dại, các loại hoa và cây cối. Chó cũng có thể bị dị ứng thực phẩm hoặc khó dung nạp một số thành phần dinh dưỡng (như thịt bò, thịt gà, cá, đậu nành…)


Một số loại phấn hoa, cây cỏ, thực vật lạ có khả năng gây kích ứng da, từ đó gây ra bệnh dị ứng ở chó

Giải pháp cho chứng dị ứng của chó

Điều quan trọng nhất là bạn phải nhớ hai điểm chính sau đây: Dị ứng từ môi trường có thể được kiểm soát chứ không thể chữa khỏi, và việc tái kiểm tra rất quan trọng để đánh giá phản ứng và thay đổi phương pháp điều trị của các bé trước tình trạng dị ứng. Sau đây sẽ là một số phương pháp điều trị phổ thông nhất:


Dị ứng ở chó chỉ có thể được khắc phục tạm thời chứ không hề có loại thuốc nào chữa trị hoàn toàn nhé

  • Corticosteroid (hay prednisone, triamcinolone): Rất hiệu quả cho chó bị dị ứng. Các sản phẩm tiêm khác như Depo-Medrol® là hướng điều trị lâu dài và cần được sử dụng một cách thận trọng (tư vấn bởi bác sĩ). Không nên sử dụng trong thời gian dài và liên tục.
  • Thuốc kháng histamin (Benadryl): Có thể hỗ trợ trong một số trường hợp, nhưng histamin chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây ngứa ở chó. Các bác sĩ thú y của bạn sẽ thường xuyên sử dụng nhóm thuốc này kết hợp với corticosteroid.
  • Cyclosporine (ví dụ như Atopica): hiệu quả trong hầu hết các trường hợp, các tác dụng phụ thường ít xảy ra hơn so với corticosteroid nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa trong thời gian đầu. Đắt so với hầu hết các loại thuốc khác.
  • Vắc xin chống dị ứng: Có thể giúp giảm các triệu chứng ở những chú cún trong khoảng thời gian dài, có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.
  • Thuốc trị liệu kháng khuẩn: Vetericyn là một dạng thuốc xịt kháng khuẩn an toàn và hiệu quả tại chỗ giúp chống nấm men.
  • Dầu gội đầu, dầu xả và dầu tắm: Tất cả đều hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.